TRẺ EM CÓ BỊ MẤT NƯỚC KHÔNG?

Đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu tình trạng thiếu, mất nước là gì?
Là khi cơ thể không được bổ sung đầy đủ hoặc kịp thời lượng nước mất đi. Nếu lượng thiếu hụt không được bù đủ thì cơ thể sẽ rơi vào tình trạng mất nước. Thiếu nước khiến các cơ quan không thể thực hiện các chức năng một cách bình thường. Từ đó, các triệu chứng sẽ xuất hiện từ nhẹ tới nặng.
Nguyên nhân nào gây ra tình trạng mất nước ở trẻ em?
Ta có thể thấy một số nguyên nhân thường dẫn đến tình trạng mất nước ở trẻ em như:
- Nôn mửa, tiêu chảy hoặc cả hai cùng đồng thời xảy ra,
- Trẻ lười uống nước do lở miệng hoặc đau họng,
- Thời tiết nắng nóng kéo dài,
- Hoạt động nhiều.
Các dấu hiệu nhận biết tình trạng mất nước ở trẻ là gì?
Các dấu hiệu mất nước bao gồm:
- Miệng khô hoặc có các mảng trắng
- Ít hoặc không có nước mắt khi khóc
- Đôi mắt trũng sâu
- Ở trẻ sơ sinh, chỗ mềm (thóp) trên đỉnh đầu trông lõm xuống
- Đi tiểu ít hơn hoặc ít tã ướt hơn bình thường
- Cáu kỉnh
- Hay buồn ngủ hoặc chóng mặt, mất tập trung
Vậy điều gì xảy ra khi trẻ mất nước?
Mất nước nhẹ dẫn đến các triệu chứng như mệt mỏi, đau đầu và kém sức chịu đựng. Linda Friehling, MD, một bác sĩ nhi khoa và phó giáo sư nhi khoa tổng quát tại Đại học West Virginia ở Morgantown giải thích về lâu dài việc thiếu chất lỏng mãn tính ảnh hưởng đến thận, gan, não và có thể dẫn đến táo bón ở trẻ.
Mất nước có thể dẫn tới một loạt các hậu quả nghiêm trọng. Có thể kể tới như:
- Tổn thương do nhiệt: có thể nhẹ như chuột rút cho tới nguy hiểm tính mạng như sốc nhiệt.
- Các bệnh lý liên quan đến thận: tình trạng thiếu nước kéo dài làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tiểu, hình thành sỏi thận, nặng nề nhất là suy thận.
- Động kinh: mất nước dẫn tới mất và rối loạn cân bằng điện giải như natri, kali. Tình trạng này gây ra sự rối loạn trong dẫn truyền tín hiệu giữa các tế bào trong cơ thể. Hậu quả là các cơn co cơ không tự ý, một số trường hợp có thể mất ý thức.
- Sốc giảm thể tích: là một trong những biến chứng nặng nề nhất, đe dọa tính mạng. Mất nước khiến thể tích dịch lưu thông trong lòng mạch giảm, dẫn tới huyết áp giảm. Khi đó, các cơ quan thiết yếu không đủ oxy và dưỡng chất để duy trì hoạt động.
Cách giúp trẻ luôn đảm bảo lượng nước đầy đủ cho cơ thể?
- Hãy tập thói quen: Cách tốt nhất để khiến trẻ uống nhiều nước hơn là biến nó thành thói quen của gia đình, ngay từ khi còn nhỏ. Khi thấy người lớn uống nước thường xuyên, trẻ sẽ tập theo điều ấy, hãy thu hút trẻ hơn bằng các ly màu sắc, con vật thú vị.
- Xây dựng kế hoạch uống nước cho cả ngày: Đặt một cốc nước cạnh giường để trẻ có thể uống trước khi ngủ và khi thức dậy. Hãy chuẩn bị sẵn một chiếc cốc cho các em ấy vào buổi sáng khi trẻ vào bếp và trong mỗi bữa ăn, và đảm bảo rằng mọi người trong đều có một chiếc cốc hoặc bình đựng nước tiện lợi cho cả ngày khi đi học và ở nhà.
- Hãy để nước là lựa chọn duy nhất của trẻ: Nếu nước là thức uống duy nhất có sẵn, thì khả năng trẻ em sẽ uống là rất lớn, vì vậy hãy loại bỏ đồ uống có đường khỏi tầm mắt của bé, bạn sẽ thấy ngay sự hiệu quả.
- Lấy nước từ thức ăn. Điều quan trọng các mẹ cần nhớ là một số hydrat hóa có thể đến từ trái cây và rau quả. Dưa chuột, dưa hấu, cần tây, rau diếp, cà chua và dâu tây là những ví dụ điển hình giúp bé bổ sung nước qua đường thức ăn.
- Sáng tạo:
- Hãy thử thêm trái cây hoặc lát trái cây như dâu tây và bạc hà, dưa chuột hoặc quả mọng. Thêm một chút nước ép trái, đá và trái cây, điều này có thể khiến việc uống nước trở nên thú vị hơn, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.
- Các máy lọc nước thông minh gọn nhẹ, không dùng điện an toàn với trẻ, thiết kế lạ mắt sẽ thu hút trẻ lấy nước để uống hay vị nước ngon hơn cũng làm bé thích thú khi dùng.
Trẻ nên uống bao nhiêu nước trong một ngày là đủ?
Theo khuyến cáo của Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu (EFSA) lượng nước các bé cần bổ sung mỗi ngày là:
- Bé trai và bé gái từ 4-8 tuổi cần 1,1-1,3 lít mỗi ngày
- Trẻ em gái từ 9-13 tuổi cần 1,3-1,5 lít mỗi ngày.
- Bé trai từ 9-13 tuổi cần 1,5 đến 1,7 lít mỗi ngày.
Hãy mang đến cho các bé yêu nguồn nước tốt nhất giúp bé an toàn và phát triển toàn diện!