AquaHandy

Những tác hại khôn lường khi uống nước không có khoáng chất.

Những tác hại khôn lường khi uống nước không có khoáng chất.

Khoáng chất đóng vai trò thiết yếu giúp đảm bảo và duy trì hoạt động sống của cơ thể. Cơ thể chúng ta không thể tự tổng hợp được khoáng chất. Vì vậy chúng ta cần phải bổ sung khoáng chất cho cơ thể qua thức ăn và nước uống. Theo các chuyên gia y tế, chất khoáng ở nước được cơ thể hấp thụ dễ dàng hơn do các khoáng chất ở nước tồn tại dưới dạng ion. Theo cấp độ dinh dưỡng, các chất khoáng trong nước được hấp thụ qua niêm mạc ruột, đến máu rồi đến từng tế bào.

Vì vậy uống nước không có chất khoáng sẽ khiến cơ thể bạn thiếu khoáng chất do lượng khoáng chất trong thức ăn không thể cung cấp đủ. Thiếu khoáng chất sẽ có những tác hại to lớn tới sức khỏe.

  1.       Thiếu canxi

Canxi đóng vai trò cần thiết cho xương và răng chắc khỏe, đồng thời hỗ trợ chức năng cho các mạch máu, cơ bắp, dây thần kinh và hormone. Tình trạng thiếu canxi gây ra một số triệu chứng rõ rệt trong thời gian ngắn, do cơ thể bạn kiểm soát lượng canxi trong máu.

Sự thiếu hụt trong thời gian dài có thể dẫn đến giảm mật độ khoáng xương gọi là thiếu xương (osteopenia). Nếu không được điều trị, thiếu xương có thể chuyển sang loãng xương (osteoporosis), làm tăng nguy cơ gãy xương, đặc biệt là ở người lớn tuổi. Các trường hợp thiếu canxi nghiêm trọng thường do các vấn đề y tế hoặc phương pháp điều trị, chẳng hạn như dùng thuốc lợi tiểu, phẫu thuật dạ dày hoặc suy thận.

  1.   Thiếu sắt

Sắt là một phần quan trọng của hemoglobin – một loại protein mang oxy đến các mô của bạn, đồng thời cũng là một phần của các protein và enzyme khác giúp cơ thể bạn khỏe mạnh.

Tình trạng thiếu sắt thường tiến triển chậm và có thể gây thiếu máu. Theo Tổ chức Y tế Thế giới ước tính trong một báo cáo năm 2008 rằng thiếu sắt gây ra khoảng 50% số trường hợp thiếu máu trên toàn thế giới. Các triệu chứng thiếu máu do thiếu sắt bao gồm cảm thấy yếu sức, mệt mỏi, làm việc, học tập kém hiệu quả. Trẻ em có thể biểu hiện các dấu hiệu phát triển và nhận thức chậm.

  1.   Thiếu magie

Khoảng 60% magie của cơ thể ở trong xương, gần 40% còn nằm trong các tế bào mô và cơ mềm. Thiếu magie gây mệt mỏi, ăn không ngon, chóng mặt, buồn nôn dễn đến tình trạng tê, co giật, ngứa gan, chuột rút, nhịp tim không ổn định.

  1.   Thiếu kali

Kali là khoáng chất có chức năng như một chất điện phân, đóng vai trò cần thiết cho sự co cơ, chức năng tim và truyền tín hiệu thần kinh. Đồng thời hỗ trợ cơ thể biến carbohydrate thành năng lượng. Các nguồn kali tốt nhất thường đến từ trái cây và rau quả, chẳng hạn như chuối, bơ, rau xanh đậm, củ cải đường, khoai tây và mận. Tình trạng thiếu chất khoáng kali nghiêm trọng có thể gây tê liệt cơ bắp hoặc nhịp tim không đều có thể dẫn đến tử vong.

  1.       Thiếu kẽm

Kẽm đóng vai trò trong quá trình trao đổi chất cơ thể bao gồm:

  •         Tổng hợp DNA
  •         Tổng hợp protein
  •         Làm lành vết thương
  •         Chức năng hệ thống miễn dịch.

Chất khoáng này cũng quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển thích hợp trong thời kỳ mang thai, tuổi nhỏ và thanh thiếu niên. Tình trạng thiếu kẽm có thể gây mất cảm giác ngon miệng, giảm chức năng của hệ thống miễn dịch và chậm tăng trưởng. Sự thiếu hụt kẽm nghiêm trọng cũng có thể gây ra tiêu chảy, rụng tóc và bất lực ở nam giới, đồng thời có thể kéo dài quá trình cơ thể bạn thực hiện hồi phục vết thương.

Cơ thể con người cần được cung cấp các loại khoáng chất khác nhau với một hàm lượng nhất định để đảm bảo cho quá trình chuyển hóa được xảy ra bình thường. Vì vậy uống nước có đầy đủ khoáng chất đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của bạn.

Chia sẻ: