Nguyên nhân dị ứng thời tiết

Giai đoạn giao mùa luôn mang lại đôi chút mới mẻ với chúng ta nhưng đôi với đó là những phiền toái về các triệu chứng của dị ứng thời tiết. Dị ứng thời tiết thực chất là do thay đổi nhiệt độ nóng-lạnh hoặc độ ẩm ảnh hướng đến sự phát triển của dị nguyên nấm mốc hoặc là thay đổi nồng độ phấn hoa trong không khí. Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ có các biểu hiện như da mẩn đỏ, ngứa, nổi mề đay, và có các mức độ ảnh hưởng khác nhau.
Hãy cùng tìm hiểu những dấu hiệu của dị ứng thời tiết nhé?
Triệu chứng khá khó chịu chính là ngứa dai dẳng và trên da xuất hiện mề đay ửng đỏ. Tùy thuộc và tình trạng sức khỏe cũng như sức đề kháng thì tình trạng này có thể kéo dài hoặc ửng đỏ tùy theo đợt
Nổi mề đay: Sau khi xuất hiện mẩn ngứa, chúng ta sẽ có xu hướng dùng tay gãi vào vị trí ấy, sau một hồi sẽ thấy xuất hiện các, mảng mề đay dày cộm, có màu trắng hoặc hồng. Điều đó cho thấy rất có thể bạn đã bị dị ứng thời tiết và da bạn đang tiếp xúc với sự chênh lệch nhiệt độ bất thời, nấm mốc vi khuẩn trong không khí đã gây ra điều ấy.
Chàm bội nhiễm: các bệnh nhân sẽ có dấu hiệu dị ứng, nổi mẩn đỏ có thể kèm mụn nước li ti, chảy dịch vàng, có nhiều vảy gầu ở đầu, khuỷu tay, đầu gối và mặt. Mỗi đợt chàm bội nhiễm xuất hiện thường kéo dài và ảnh hưởng tới làn da của người bệnh.
Viêm mũi dị ứng: triệu chứng này dễ gặp ở những người bệnh có cơ địa dị ứng thời tiết đặc biệt đối với người đã sẵn các bệnh viêm mũi dị ứng, viêm xoang,... Khi mắc bệnh, bệnh nhân sẽ cảm thấy khô vùng mũi họng, ngứa ngáy vùng mũi, mắt khó chịu, hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi, mất ngủ, buồn ngủ ngày, mệt mỏi, kém tập trung... Và bệnh này lặp lại nhiều lần mỗi khi giao mùa hoặc cơ thể suy nhược.
Khò khè, ho hoặc khó thở: các triệu chứng thường tái diễn nhiều lần mỗi khi thay đổi thời tiết hoặc chuyển mùa, cần đi khám sàng lọc phát hiện sớm hen phế quản để kiểm soát bệnh ổn định tránh chuyển nặng gây đe dọa tính mạng.
Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?
Mặc dù không đe dọa đến sức khỏe nhưng bệnh này ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người mắc phải cụ thể như ngoại hình và khó ngủ (cảm thấy khó chịu). Chính vì thế, người bị nên chủ động điều trị để có thể kiểm soát bệnh trong thời gian sớm nhất và không để nguy cơ bệnh dẫn đến mãn tính.
Một số ít những trường hợp có thể bị dị ứng thời tiết nghiêm trọng. Vì vậy, bạn cần chủ động thăm khám và điều trị nếu nhận thấy triệu chứng có mức độ tăng thêm và kéo dài.
Chúng ta nên làm gì để chữa trị khi bị dị ứng thời tiết?
-
Hãy để có thể được nạp đầy đủ chất dinh dưỡng bằng một chế độ hợp lý, ăn nhiều rau củ quả và đặc biệt hãy uống nước mỗi ngày từ 1.5-2 lít. Cân bằng cuộc sống giữa nghỉ ngơi và làm việc tránh rơi vào trạng thái stress, cơ thể suy nhược, mất sức đề kháng sẽ rất dễ mắc những bệnh dị ứng khi giao mùa.
-
Hạn chế tiếp xúc với khói bụi, phấn hoa, và tuyệt nhiên không hút thuốc hoặc đồ uống có cồn để tránh kích thích tình trạng dị ứng trở nên trầm trọng.
-
Nếu các triệu chứng kéo dài mà không dấu hiệu hết bạn nên đi khám để tìm ra hướng giải quyết cụ thể hơn tránh những biến chứng lâu dài.