AquaHandy

Có nên cảnh giác với bệnh cúm ở người cao tuổi ?

Có nên cảnh giác với bệnh cúm ở người cao tuổi ?

Những thống kê gần đây cho thấy, trong tổng số những trường hợp tử vong liên quan tới cúm có tới 70-85% là người trên 65 tuổi, 50-70% trong tổng số trường hợp phải nhập viện cũng rơi vào nhóm người này. Các bệnh mãn tính về đường hô hấp dưới, chẳng hạn như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), là nguyên nhân gây tử vong phổ biến thứ ba ở những người từ 65 tuổi trở lên, với 124.693 trường hợp tử vong trong năm 2014, theo CDC (Trung tâm phòng ngừa bệnh tật quốc gia)

Vì người cao tuổi ( gọi tắt NCT) có hệ miễn dịch suy giảm khả năng thích nghi bị hạn chế nên rất dễ bị lây nhiễm. Ban đầu có thể chỉ là những viêm nhiễm nhẹ ở đường hô hấp trên, nhưng nếu không được điều trị và chăm sóc dinh dưỡng tốt thì virus cúm có thể gây ra viêm đường hô hấp dưới, điển hình nhất là ho, viêm phổi, gây suy hô hấp.

Song song đó NCT thường mắc các nhóm bệnh như : đường hô hấp, rối loạn chuyển hóa, tim mạch lại các có nguy cơ sẽ biến nặng khi bị cảm cúm. Nhất là đối với bệnh lý viêm phổi, các tác nhân cúm sẽ làm tổn thương ở hệ hô hấp có nguy cơ diễn biến xấu hơn. Trong số những người từ 65 tuổi trở lên, khoảng 10 phần trăm nam giới và 13 phần trăm phụ nữ đang sống chung với bệnh hen suyễn, và 10 phần trăm nam giới và 11 phần trăm phụ nữ đang sống với bệnh viêm phế quản mãn tính hoặc khí phế quản, theo Diễn đàn Liên bang Mỹ về Thống kê Liên quan đến Người cao tuổi

Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính thường do các chủng virus cúm A (H3N2), cúm A (H1N1), cúm B và cúm C gây ra. Đây là bệnh có khả năng lây nhiễm rất nhanh qua đường hô hấp, thông qua các giọt bắn nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc nhổ.

Đây là bệnh lý không quá nguy hiểm tuy nhiên chính vì sự không nguy hiểm ấy đã làm chúng ta chủ quan hơn hoặc đôi khi lầm tưởng với cảm lạnh. Nếu không can thiệp kịp thời sẽ rất dễ dẫn suy hô hấp và nguy kịch. Khi nhiễm virus cúm, sau 2-4 ngày sẽ xuất hiện các triệu chứng sốt nhẹ rồi tăng cao, có khi lên đến 39-40 độ C, kèm theo ớn lạnh, rét run, nhức đầu, choáng váng, đau mỏi toàn thân, đau họng, nhức ở hốc mắt. Trong khi đó, các triệu chứng của cảm lạnh thường nhẹ hơn như hắt hơi, đau họng và có thể chảy nước mũi.

Thực tế cho thấy, nếu mắc cúm nhẹ, các triệu chứng sẽ biến mất trong vòng 1 hoặc 2 tuần nhưng trong một số trường hợp cúm có diễn tiến thành ác tính. Lúc này, người bệnh thường sốt rất cao, tức ngực, khó thở, chụp phim phổi có thể thấy hình ảnh tổn thương phổi tiến triển nhanh, xuất hiện tình trạng viêm cơ tim, suy hô hấp, thậm chí suy đa phủ tạng và tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Phòng cúm cho người cao tuổi

Theo các bác sĩ, trong tình hình bệnh cúm luôn thường trực, mỗi năm các virus lại thay đổi liên tục cơ cấu, cùng với thời tiết đang chuyển mùa, biện pháp phòng ngừa tốt nhất cho NCT là không nên đến những nơi đông người.

NCT cần ăn uống đủ dinh dưỡng, cải thiện môi trường sống, tránh khói bụi, ẩm mốc. Đặc biệt không nên hút thuốc lá vì một khi phổi đã bị tổn thương thì rất dễ mắc phải các bệnh lý về đường hô và làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và nhiều chứng bệnh nan y khác.

Hạn chế sử dụng máy lạnh hay máy quạt, nếu sử dụng máy lạnh thì nên để nhiệt độ từ 24-25oC, không nằm ngay luồng gió của máy lạnh thổi ra. Thường xuyên uống nhiều nước giúp tuần hoàn cơ thể tốt và đào thải các sản phẩm thải của cơ thể ra ngoài.

Bên cạnh đó những bệnh nhân đã mắc các bệnh mãn tính, cần thường xuyên thăm khám định kỳ, tuân thủ các chỉ định của bác sĩ, kiểm soát tốt huyết áp, đường máu,… NCT cần chủ động tiêm vacxin cúm mùa, vacxin phế cầu. Khi có những dấu hiệu của bệnh cúm, NCT cần được chăm sóc và theo dõi chặt chẽ diễn biến của bệnh, cần chuyển đến cơ sở y tế điều trị tích cực nếu có những biến chứng. Thời điểm điều trị càng sớm và thích hợp thì khả năng hồi phục cũng như giảm đi tỷ lệ tử vong càng nhiều.

Chia sẻ: